- Trình tự thực hiện:
a)
Trường hợp chủ động phục hồi danh dự
+
Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước chủ động tổ chức
thực hiện phục hồi danh dự;
+
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người bị thiệt hại có ý
kiến trả lời bằng văn bản về việc đồng ý với nội dung thông báo hoặc không đồng
ý với nội dung thông báo (có ý kiến đề nghị cụ thể về nội dung không đồng ý)
hoặc đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự và gửi cho cơ quan trực tiếp quản
lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Trường
hợp cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không nhận
được trả lời của người bị thiệt hại thì việc phục hồi danh dự sẽ được thực hiện
khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.
Trường
hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự theo quy định của
Luật thì không còn quyền yêu cầu phục hồi danh dự, việc từ chối phải được thể
hiện bằng văn bản. Trong trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục
hồi danh dự bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ
gây thiệt hại lập biên bản, trong đó ghi rõ việc từ chối quyền được phục hồi
danh dự của người bị thiệt hại, biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người
bị thiệt hại.
Trường
hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công
vụ gây thiệt hại đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Điều
59 của Luật TNBTCNN năm 2017.
+
Sau khi nhận được văn bản có ý kiến đồng ý của người bị thiệt hại về việc phục
hồi danh dự, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tổ
chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai và/hoặc đăng báo xin lỗi và cải
chính công khai theo quy định tại Điều 56, Điều 58 và Điều 59 Luật TNBTCNN năm
2017.
b)
Phục hồi danh dự theo yêu cầu cầu người bị thiệt hại
+
Người bị thiệt hại có văn bản yêu cầu bồi thường bao gồm nội dung yêu cầu phục
hồi danh dự;
+
Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tổ chức trực
tiếp xin lỗi và cải chính công khai và/hoặc đăng báo xin lỗi và cải chính công
khai theo quy định tại Điều 56, Điều 58 và Điều 59 Luật TNBTCNN năm 2017.
-
Cách thức thực hiện: Yêu cầu phục hồi danh dự tại Văn bản yêu cầu bồi thường
hoặc Ý kiến trả lời Thông báo về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự hoặc Văn bản đề nghị phục hồi danh dự (trong
trường hợp cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã
Thông báo nhưng người bị thiệt hại chưa đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự
mà yêu cầu sau) được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến cơ quan quản
lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
-
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a)
Chủ động phục hồi danh dự
-
Thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự (mẫu 17/BTNN ban hành kèm
theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP);
-
Biên bản trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự (mẫu 18/BTNN ban
hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP);
Trường
hợp cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã Thông báo
nhưng người bị thiệt hại chưa đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự mà yêu
cầu sau thì thành phần hồ sơ gồm: Thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi
danh dự (mẫu 17/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP); Ý kiến của
người bị thiệt hại đề nghi chưa thực hiện phục hồi danh dự; Văn bản đề nghị
phục hồi danh dự.
b)
Phục hồi danh dự theo yêu cầu của người bị thiệt hại
Văn
bản yêu cầu bồi thường (mẫu 01/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số
04/2018/TT-BTP).
Số
lượng hồ sơ: Không quy định
-
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản có ý kiến đồng
ý của người bị thiệt hại hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi
danh dự.
-
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người yêu cầu bồi thường theo quy định
tại khoản 3 Điều 3 Luật TNBTCNN năm 2017, đã được thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi
thường và có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật TNBTCNN năm
2017.
-
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan
trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong hoạt động quản lý
hành chính, tố tụng, thi hành án quy định từ Điều 33 đến Điều 39 của Luật
TNBTCNN năm 2017 ở cấp tỉnh.
-
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+
Buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
+
Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo
địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là
cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân
thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công
khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người
thi hành công vụ gây thiệt hại.
-
Lệ phí: không.
-
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+
Văn bản yêu cầu bồi thường (mẫu 01/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số
04/2018/TT-BTP);
+
Thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự (mẫu 17/BTNN ban hành kèm
theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP);
+
Biên bản trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự (mẫu 18/BTNN ban
hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP).
-
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đồng ý hoặc có ý kiến
cụ thể về việc phục hồi danh dự hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc
phục hồi danh dự theo quy định tại Điều 57 hoặc Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017.
-
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
+
Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một
số Điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
+
Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018 của Bộ Tư pháp ban hành một số biểu
mẫu trong công tác bồi thường nhà nước.